Người khuyết tật trí tuệ, tự kỷ có thể sống hoàn toàn độc lập, tự chủ, không phụ thuộc

Ngày đăng: 06/07/2020 - 1094 lượt đọc

Mô hình giáo dục hướng nghiệp cho thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ nhằm đảm bảo nghề nghiệp ổn định cho những người bị khuyết tật, bị tự kỷ và khuyết tật trí tuệ, giúp họ có được cuộc sống không phụ thuộc, hoàn toàn độc lập, tự chủ.

Ngày 4-7, tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý trị liệu và Phát triển Nguồn Nhân lực (trực thuộc Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao quyết định và ra mắt Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp VIPOWER S.E.ED với "Mô hình giáo dục hướng nghiệp cho thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ trên thế giới và Việt Nam".

Trong thời điểm hiện nay, các gia đình có trẻ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ dù đã cố gắng, nỗ lực gấp nhiều lần, đưa trẻ đến các Trung tâm để thực hiện phương pháp can thiệp nhưng vẫn không đạt được kết quả. Sau một thời gian, nhiều phụ huynh phải rơi vào trạng thái bất lực, vô vọng.

Ông Trần Vi Li, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý trị liệu và Phát triển Nguồn Nhân lực, cho biết: "Hiện tại Viện Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý trị liệu và Phát triển Nguồn Nhân lực đã xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho quốc gia đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu, tìm các phương pháp khoa học, tiên tiến nhất để đào tạo, hướng nghiệp cho người tự kỷ và khuyết tật".

"Viện đã tiến hành nghiên cứu, học hỏi các quốc gia trên thế giới, tiếp nhận các kỹ thuật, phương pháp can thiệp, hướng nghiệp cho người tự kỷ và khuyết tật. Việc tìm ra được phương pháp đào tạo, hướng nghiệp cho thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật mang lại nhiều ý nghĩa to lớn"- ông Trần Vi Li nói.

Hiện tại Trung tâm Giáo dục và Đào tạo Hướng nghiệp VIPOWER S.E.ED đang hướng đến cho người tự kỷ và khuyết tật sẽ có được cuộc sống không phụ thuộc, hoàn toàn độc lập, tự chủ. Hai là nhờ người tự kỷ và khuyết tật tham gia vào lực lượng lao động, kinh tế quốc gia sẽ có thêm một động lực để thúc đẩy phát triển. Ba là tạo môi trường hoà nhập, từ đó thúc đẩy một xã hội không chia cách, hoàn toàn bình đẳng. Bốn là người tự kỷ và khuyết tật chứng tỏ được năng lực lao động và vươn lên làm chủ.

Trên thế giới, tỷ lệ trẻ được phát hiện và chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ và khuyết tật trí tuệ gia tăng một cách đáng kể theo thời gian. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội năm 2019, tại Việt Nam có khoảng 200.000 trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ.

Ông Trần Vi Li (trái), Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng Tâm lý trị liệu và Phát triển Nguồn Nhân lực, trao quyết định thành lập cho ông Phạm Minh Mục, Chủ tịch hội đồng quản lý Trung tâm Giáo dục và Đào tạo hướng nghiệp VIPOWER S.E.ED

Rất nhiều người bị khuyết tật cũng tìm đến đây với mong muốn trở thành những người có công ăn việc làm, tự chủ trong công việc.

 

Nguồn: nld.com.vn

Sưu tầm: Ngọc Song