Đào tạo nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật với doanh nghiệp

Ngày đăng: 18/12/2013 - 2533 lượt đọc

Đào tạo nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật với doanh nghiệp

Thứ tư, 18 Tháng 12 2013 15:46

1. Tên mô hình: Đào tạo nghề và việc làm cho thanh niên khuyết tật với doanh nghiệp

2. Sự cần thiết phải xây dựng mô hình.

“ Dạy nghề, tạo việc làm cho người tàn tật là một việc làm nhân đạo, từ thiện của toàn xã hội. Làm từ thiện phải có tấm lòng. Nhưng chỉ có tấm lòng thôi chưa đủ mà phải có của cải…” ( Lời đồng chí Tổng bí thư Đỗ Mười). Điều đó cho thấy tầm quan trọng to lớn trong việc dạy nghề và việc làm cho người khuyết tật.

Trong Điều 1 của Pháp lệnh về Người tàn tật có ghi: “ Người tàn tật theo quy định của pháp lệnh này, không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng họat động khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn”.

Hiện nay có trên 5,1 triệu người tàn tật trong cả nước, chiếm 6,3% dân số. Tính theo hộ gia đình thì có 7,93% số hộ có người bị tàn tật; 87,37% người tàn tật sống ở vùng nông thôn, chỉ có 12,73% sống ở vùng thành thị. ( nam chiếm 7,54% cao hơn nhiều so với người tàn tật là nữ giới 5,19%). Một số nguyên nhân chính dẫn đến tàn tật là do bẩm sinh, bệnh tật, tai nạn giao thông, tai nạ lao động, hậu quả chiến tranh… ( Báo cáo và tham luận- đánh giá 5 năm triển khai thi hành pháp lệnh về người tàn tật, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Hà Nội, 2003).

Theo bộ LĐ – TBXH, hiện cả nước có hơn 5 triệu người tàn tật thì có tới 69,2% ở độ tuổi lao động trong đó chỉ có 3,36% có việc làm. Việc làm đáp ứng cho người tàn tật là rất ít và tổng chi phí cho người khuyết tật còn là gáng nặng trong kinh tế xã hội. Đặc biệt là độ tuổi thanh niên khuyết tật vẫn đang còn nhiều sự mặc cảm, tự ti với sự phát triển của người cùng trang lứa xung quanh.

Thêm vào đó, có việc làm, tham gia vào lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội là cơ hội tốt nhất giúp cho thanh niên khuyết tật được phục hồi chức năng về nhiều mặt. Việc làm phù hợp với khả năng sức khỏe không chỉ không chỉ giúp người khuyết tật phục hồi về thể chất mà còn nâng cao vai trò vị trí của họ trong cộng đồng, phát triển tiềm năng kinh tế - xã hội, tránh mặc cảm tự ty, yếu kém tạo ra tâm lý hòa hợp, tự tin, bình đẳng và trách nhiệm của một thành viên trong xã hội. Có nghề nghiệp phù hợp, có việc làm và thu nhập họ sẽ có cuộc sống ổn định, có hạnh phúc tương lai, giảm bớt nỗi đau cho bản thân và gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Vì vậy, bên cạnh những chính sách của nhà nước thì cũng rất cần đến sự hỗ trợ cúa các cá nhân, tổ chức có kinh phí để đưa ra được những mô hình hoạt động thiết thực đi vào đầu tư cho việc dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật nói chung và thanh niên khuyết tật nói riêng, hỗ trợ người tàn tật sau khi học xong nghề có đủ điều kiện hành nghề.

3. Mục tiêu hướng tới

- Xây dựng chương trình tư vấn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho người khuyết tật

- Doanh nghiệp có ban tư vấn và nơi dạy nghề cho cả người khuyết tật cùng với công nhân nhà máy.

- Tạo việc làm cho thanh niên khuyết tật và sự hòa nhập chung với cộng đồng.

- Không chỉ giúp họ có thêm thu nhập mà còn nhận được sự bình đẳng trong gia đình và cả ngoài xã hội.

- Dạy nghề và tạo việc làm cho ít nhất là 200 thanh niên khuyết tật. Công nhân lao động bình thường là 600.

- Xây dựng một mạng lưới hỗ trợ giám sát, theo dõi và tổ chức thực hiện tại cộng đồng nhằm đảm bảo các điều kiện cho thanh niên khuyết tật sống, lao động.

- Mô hình thiết lập gồm 6 chương trình:

+ Chương trình tư vấn dựa vào cộng đồng

+ Chương trình day nghề kết hợp cho công nhân khuyết tật và công nhân không khuyết tật mà còn giúp họ phục hồi chức năng về nhiều mặt.

+ Thời gian đào tạo nghề: 3 tháng.

+ Nghề đào tạo: Giày thể thao.

+ Xây dựng mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên làm công tác xã hội, công tác từ thiện cho người khuyết tật.

4. Mô tả chi tiết về mô hình:

Để xây dựng một mô hình riêng cho người khuyết tật cần rất nhiều kinh phí vật chất cũng như nguồn lực con người để đảm bảo duy trì hoạt động. Chính vì vậy mà dự án này đưa ra có sự kết hợp với tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp tư nhân nhằm tạo điều kiện lao động không chỉ cho công nhân lành nghề bình thường mà còn tạo việc làm cho người khuyết tật

- Trình tự thành lập mô hình

Bước 1: Xây dựng đề án

+ Việc thành lập dự án xuất phát từ nhu cầu thiết thực trong việc mở kinh doanh hàng giầy chất lượng cao xuất khẩu và đáp ứng hàng hóa, nhu cầu trong nước kết hợp nguyện vọng muốn tạo cơ hội việc làm cho thanh niên khuyết tật.

+ Chủ đầu tư có dự án hợp đồng là doanh nhân đầu tư có sự kết hợp của tổ chức chính phủ.

+ Hình thức quảng bá chương trình nhằm thu hút thanh niên độ tuổi lao động và khuyến khích thanh niên khuyết tật đến đăng ký học nghề và làm việc.

+ Khuyến khích sự ủng hộ của các cá nhân, tổ chức từ thiện cũng như tạo dựng những mối hợp tác, khách hàng sau khi đi vào hoạt động.

Bước 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng

Thiết kế cơ sở hạ tầng được thực hiện bởi chuyên gia chuyên ngành kiến trúc tư vấn và có những điều chỉnh thích hợp để nâng cao khả năng dễ tiếp cận cho thanh niên khuyết tật vào làm, bao gồm:

- Một nhà máy 6 tầng, có thang máy, có kiểu bàn thiết kế riêng cho công nhân khuyết tật, công nhân không khuyết tật.

- Một nhà ăn chung cho cả công nhân nhà máy và người khuyết tật

- Một tòa nhà điều hành 4 tầng. Trong đó tầng đầu làm cơ sở dạy nghề. Tầng thứ hai làm trung tâm tư vấn và một phòng là y tế phục vụ cho công nhân nhà máy khi có sự cố, một phòng đón tiếp khách hàng đến đặt cũng như tiếp khách hàng. Tầng thứ 3 là nơi họp bàn của nhà quản lý cùng các nhân viên văn phòng. Tiếp đối tác và khách hàng quốc tế. Tổ chức các buổi hội thảo. Tầng thứ 4 bao gồm phòng làm việc của giám đốc, kế toán, thư ký, các nhân viên văn phòng.

- Một tòa nhà ký túc 4 tầng cho các công nhân ở xa nội trú. Có sân chơi giải trí và tập thể dục cho tất cả công nhân nội trú…Mỗi tầng đều có nơi vệ sinh riêng.

- Công nghệ máy móc làm việc được nhập khẩu từ nước ngoài

- Chất liệu  làm giầy được nhập khẩu trong nước và nước ngoài

Cơ sở hạ tầng lấy từ nguồn doanh nhân đứng ra thành lập công ty, tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư và hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài nước.

2.1. Nguồn con người

- Số công nhân khuyết tật: 20

- Số công nhân bình thường: 600

- Người bảo vệ: 2; Người quét dọn:5

- Nhân viên kế toán:2 (kế toán phó và kế toán trưởng)

- Nhân viên đối ngoại: 2 ( liên hệ các đối tác đặt hàng, quảng bá uy tín và chất lượng hàng công ty, thiết kế mẫu mã quảng cáo).

- Kỹ sư đầu máy: 5

- Nhân viên quản lý: 8 (một quản lý trưởng)

- Một giám đốc, phó giám đốc, một chuyên gia tư vấn trong việc điều hành nhà máy

2.3. Nguyên tắc hoạt động

- Chia thành 2 ca: ca buổi sáng và buổi chiều, mỗi ca bao gồm 300 công nhân bình thường và 150 công nhân khuyết tật.

-  Thực hiện đúng giờ giấc quy định đi làm và nội quy của công ty.

2.4. Quản lý doanh nghiệp:

- Nhân viên quản lý báo cáo hàng ngày về số lượng và chất lượng công việc của công nhân. Gửi những bất cập trong công việc cũng như khó khăn thường xuyên gặp phải. Đánh giá, nhận xét thái độ làm việc hàng ngày của công nhân lên văn phòng, thư ký ghi lại và gửi lên phó giám đốc và giám đốc để cùng thảo luận, giải quyết.

- Giám đốc thường xuyên cập nhật những báo cáo làm việc của công ty. Họp giao ban và thảo luận nhóm giữa các phòng ban tuần hái lần. Khảo sát bất kỳ trong ngày hoặc trong tuần về tình hình làm việc của công nhân.

- Trưng cầu ý kiến của công nhân để tìm hiểu nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và giải quyết những thắc mắc của công nhân, thu thập ý tưởng sáng tạo.

- Đưa ra chính sách phạt và thưởng để tăng cường ý thức trách nhiệm cũng như khuyến khích sự nhiệt tình công việc của công nhân.

2.5. Tài chính:

- Tài chính từ nguồn doanh nhân đứng ra thành lập công ty, tổ chức phi chính phủ, các nhà đầu tư và hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân từ thiện trong và ngoài nước. Có vay vốn từ nhà nước.

- Công nhân trong quá trình học ba tháng có đóng lệ phí. Thanh niên khuyết tật có chế độ ưu tiên và tùy từng hoàn cảnh của mỗi các nhân xác định theo chính sách nhà nước.

2.6. Đầu ra của sản phẩm

- Doanh nghiệp trước khi tiến hành dự án đã có sự thỏa thuận liên kết với các công ty nước ngoài về xuất khẩu hàng cũng như vận động các nhà kinh doanh trong nước đặt hàng.

3. Hiệu quả hoạt động:

- Bước đầu đáp ứng việc làm cho công nhân và người khuyết tật, có sự trao đổi công việc và tiếp cận các dịch vụ của doanh nghiệp, liên kết các mối quan hệ làm ăn, trao đổi khách hàng về sản phẩm.

- Người công nhân bình thường và công nhân khuyết tật đều được hưởng mức lương ngang bằng, đáp ứng nhu cầu kinh tế cho cá nhân và gia đình. Tạo mối quan hệ làm việc thân thiện, hòa đồng, không phân biệt với người khuyết tật.

4. Đối tượng được hưởng lợi

4.1. Đối tượng được hưởng lợi trực tiếp: công nhân bình thường và công nhân khuyết tật

4.2. Đối tượng được hưởng lợi gián tiếp

Các chủ đầu tư, giám đốc doanh nghiệp, nhân viên các ban và tổ chức phi chính phủ đầu tư.

5. Tính sáng tạo, khả thi của mô hình.

5.1. Tính sáng tạo: Dự án không chỉ dành riêng cho thanh niên khuyết tật vì như vậy sẽ rất khó làm việc. Chính vì thế mà dự án đã tiến hành đưa ra có sự tham gia phần lớn của thanh niên đang tìm việc làm. Tạo môi trường làm việc hài hòa cho thanh niên khuyết tật vào cộng đồng, tạo sự bình đẳng, thuận lợi để họ có thể phát huy khả năng của mình.

5.2. Tính khả thi của mô hình: Do có sự liên kết, hợp tác đầu ra sản phẩm và máy móc công nghệ với công ty nước ngoài nên dự án có thể thực hiện được nếu có kinh phí.

- Nguồn kinh phí không chỉ từ doanh nhân muốn thành lập công ty mà còn có sự phối hợp của các tổ chức phi chính phủ, các nhà muốn liên kết đầu tư, cá nhân và tổ chức ủng hộ nên dự án hoàn toàn có cơ sở thực hiện và duy trì hoạt động.

- Đối tượng hướng tới là thanh niên độ tuổi lao động và thanh niên khuyết tật (15 đến 24). Thanh niên khuyết tật thị giác, thính giác, rối loạn chức năng ngôn ngữ, khuyết tật ở chân…vì công việc làm giầy và đóng giầy thường sử dụng tay là chủ yếu. Đối tượng trong độ tuổi thanh niên sẽ tạo môi trường làm việc năng động, cởi mở và đáp ứng được tiến độ công việc tương đối cao. Tính cạnh tranh giữa các thanh niên cũng tương đối lớn. Chính điều đó sẽ gây dựng nên sự bền vững cho dự án phát triển.

Sưu tầm: Xuân Trường