Chương trình Mô Đun: Một số vấn đề chung về quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Ngày đăng: 12/12/2013 - 2227 lượt đọc

Chương trình Mô Đun: Một số vấn đề chung về quản trị Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thứ năm, 12 Tháng 12 2013 09:59

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN

Tên mô đun: Một số vấn đề chung về

Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ

Mã số mô đun: MĐ1

(Ban hành theo Thông tư số 31/2010/ TT – BLĐTBXH

Ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Mã số mô đun: MĐ1

Thời gian mô đun: 20 giờ; (Lý thuyết: 10 giờ;   Thực hành: 10 giờ)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN

-         Vị trí: Mô đun đầu tiên trong chương trình.

-         Tính chất: Là mô đun giới thiệu một cách khái quát về kinh doanh và doanh nghiệp, về quản trị doanh nghiệp. Đây là kiến thức nền móng để nghiên cứu các nội dung quản trị cụ thể.

II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN

Học xong mô đun này người học có thể:

- Kiến thức: Nêu được khái niệm doanh nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Kỹ năng:

Tự xây dựng, phân tích, lựa chọn và viết ý tưởng kinh doanh;

+ Lập được hồ sơ và đăng ký thành công một công việc kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Thái độ: Tiến hành kinh doanh và thành lập doanh nghiệp theo đúng pháp luật.

III. NỘI DUNG MÔ ĐUN

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:

STT

Tên các bài trong mô đun

Thời gian

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1

Nhận thức về kinh doanh

10

5

5

 

2

Thành lập doanh nghiệp

10

5

5

 

 

Cộng

20

10

10

 

 

2. Nội dung chi tiết

Bài 1

NHẬN THỨC VỀ KINH DOANH

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này người học có thể:

-         Nêu được khái niệm kinh doanh;

-         Lường trước được những thách thức khi khởi sự kinh doanh;

-         Xây dựng, phân tích và lựa chọn được một ý tưởng kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế.

Nội dung

Nhận thức về kinh doanh

Thời gian (tiết/giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1. Khái lược về kinh doanh

1.1. Khái niệm kinh doanh

1.2. Cơ hội kinh doanh

1.3. Những thách thức khi khởi sự kinh doanh

10

5

5

 

2. Lựa chọn ý tưởng kinh doanh

2.1. Hình thành ý tưởng kinh doanh

2.1.1. Giới thiệu một số loại hình kinh doanh

2.1.2. Phát hiện và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh

2.1.3. Yếu tố căn bản giúp doanh nghiệp nhỏ thành công

 

2.2. Phân tích lựa chọn ý tưởng kinh doanh

2.2.1. Phân tích kỹ năng, kinh nghiệm làm nghề của bản thân

2.2.2. Đánh giá khả năng tài chính gia đầu tư cho hoạt động kinh doanh

2.2.3. Phương pháp lựa chọn ý tưởng kinh doanh

2.2.4. Thử nghiệm ý tưởng kinh doanh

2.2.5. Phát triển ý tưởng thành kế hoạch kinh doanh

 

 

 

 

 

3. Bài tập thực hành

3.1. Bài tập thực hành số 1: Bạn và ý tưởng kinh doanh của bạn

3.2. Bài tập thực hành số 2: Xác định khách hàng của bạn

3.3. Bài tập thực hành số 3: Xác định đối thử cạnh tranh của bạn

 

 

 

 

Bài 2

THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Mục tiêu

Sau khi học xong bài này người học có thể:

-         Nêu được khái niệm doanh nghiệp;

-         Phân biệt được một số loại hình doanh ngiệp

-         Lập hồ sơ và đăng ký thành công một công việc kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam

Nội dung

Thành lập doanh nghiệp

Thời gian (tiết/giờ)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1. Khái lược về doanh nghiệp

1.1. Khái niệm

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp

1.1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ

1.2. Phân loại

1.2.1. Căn cứ theo hình thức pháp lý

1.2.2. Căn cứ theo quy mô

10

5

5

 

2. Thành lập doanh nghiệp

2.1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp

2.2. Các bước thành lập doanh nghiệp

3. Một số luật, chính sách dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

 

4. Hướng dẫn thực tế về thành lập doanh nghiệp

 

IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Học liệu

- Tài liệu hướng dẫn học viên và các loại tài liệu tra cứu liên quan.

2. Nguồn lực khác

- Máy tính, máy chiếu;

- Các loại văn phòng phẩm, phương tiện hỗ trợ người học thảo luận nhóm và trình bày kết quả.

 

V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

1. Phương pháp đánh giá trong khi thực hiện mô đun

- Được đánh giá qua việc phát biểu trong giờ học và các bài thực hành nhóm trên lớp. Yêu cầu phải đạt được các mục tiêu của từng bài học có trong mô đun.

2. Đánh giá kết thúc mô đun

 

 

2.1. Kiến thức:

Được đánh bằng chất lượng bản phân tích một ý tưởng kinh doanh của nhóm đạt các yêu cầu sau:

- Đầy đủ các nội dung;

- Hợp lý, có tính khả thi;

- Ngắn gọn, dễ hiểu.

2.2. Kỹ năng:

Được đánh giá bằng kỹ năng viết ý tưởng kinh doanh, gồm những nội dung cụ thể:

- Tên ý tưởng kinh doanh;

- Mô tả sơ lược ý tưởng kinh doanh;

- Đặc điểm khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ…

2.3. Thái độ:

Được đánh giá bằng quan sát có bảng điểm trong quá trình học tập.

 

VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN

1. Phạm vi áp dụng chương trình

Chương trình mô đun Nhận thức chung về Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với người kiếm thị được sử dụng để giảng dạy cho trình độ sơ cấp nghề quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ. Học viên có thể học từng mô đun để phục vụ công tác quản lý thực tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh và tích lũy đủ mô đun để nhận được chứng chỉ.

2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun

- Giáo viên trước khi dạy cần căn cứ vào nội dung tổng quát của mô đun và nội dung của từng bài học chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy.

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên dùng máy tính và các phương tiện hỗ trợ khác để thực hiện công việc giảng dạy và phục vụ hoạt động thực hành theo nhóm của học viên.

- Nêu câu hỏi, gợi cho học viên tự tìm ra câu trả lời căn cứ vào hoạt động thực tiễn của cơ sở sản xuất kinh doanh và phát hiện những khó khăn gặp phải khi tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh để cùng tìm ra giải pháp phù hợp.

- Ở từng bài giáo viên giới thiệu lý thuyết, hướng dẫn học viên thực hành trên cơ sở ngành nghề sản xuất kinh doanh thực tế của họ.

- Sử dụng tài liệu chính của mô đun và tài liệu tham khảo.

3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý

- Hình thành, phân tích và lựa chọn ý tưởng kinh doanh;

- Đặc điểm và các lĩnh vực hoạt động của kinh doanh nhỏ;

- Các chức năng quản trị trong doanh nghiệp;

- Một số cản trở trong hoạt động quản trị doanh nghiệp đối với phụ nữ khiếm thị.;

4. Tài liệu cần tham khảo

[1]. Học viện Phụ nữ Việt Nam – Hướng dẫn lập kế hoạch khởi sự kinh doanh – NXB Phụ nữ, 2012.

[2]. PGS.TS. Ngô Kim Thanh – Giáo trình quản trị doanh nghiệp – NXB Đại học Kinh tế quốc dân - 2011.

Sưu tầm: Xuân Trường