4 sai lầm mẹ không biết sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nhỏ

Ngày đăng: 06/11/2019 - 765 lượt đọc

Sai lầm các mẹ hay mắc phải mà ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ

Yếu tố dinh dưỡng đóng vai trò vố cùng quan trọng quyết định sự phát triển của trẻ. Đặc biệt là những năm tháng đầu đời để con phát triển toàn diện và luôn luôn khỏe mạnh, các mẹ nên cung cấp cho trẻ chế độ dinh dưỡng phù hợp, khoa học.
Nhưng trên chặng đường ấy, không ít các mẹ mắc phải một số sai lầm cơ bản nhưng ảnh hưởng  rất lớn đế sự phát triển của trẻ sau này. Các mẹ hãy đặc biệt lưu ý với những sai lầm dưới đây để tránh dẫn tới những hậu quả không đáng có.

Xem nhẹ giai đoạn đầu đời
Theo bác sĩ Lê Quang Hào, Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ dinh dưỡng ngay từ khi nằm trong bụng mẹ và 2 năm đầu đời (đặc biệt là 1000 ngày đầu tiên) rất quan trọng trong việc điều tiết tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ.
Vì vậy, khoảng thời gian này ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao, cân nặng, bệnh tật và bộ não của trẻ khi trưởng thành và quyết định để phòng ngừa các bệnh mãn tính có liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa, các bệnh tim mạch, huyết áp, loãng xương.

Không cho con bú sữa mẹ
Theo thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện 198, sai lầm lớn nhất của các mẹ là không cho con bú mẹ vì mục đích giữ dáng hoặc cho con bú sai cách nên không đủ lượng sữa cho con. Mà không quan tâm tới thành phần dinh dưỡng dầy đủ trong sữa mẹ có tỷ lệ cân đối phù hợp với hệ tiêu hóa và hấp thụ của trẻ. Sữa mẹ còn có kháng thể giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giảm nguy cơ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, các bệnh mãn tính không lây khi trưởng thành, đặc biệt là bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,...
Nuôi con bằng sữa mẹ giảm nguy cơ thiếu hoặc thừa dinh dưỡng

Ăn thừa đạm
Bạn cần đảm bảo bữa ăn bổ sung của trẻ phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu: nhóm đường bột, nhóm cung cấp chất đạm, chất béo, vitamin và chất khoáng. Bữa ăn đủ nhu cầu, cân đối các chất dinh dưỡng giúp cho trẻ phát triển tốt, ngược lại bé sẽ bị nguy cơ suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thấp còi.
Nhưng nhiều phụ huynh chỉ tập trung và để cho trẻ ăn hấp thu nhiều chất đạm hơn, ít chú ý đến các nhóm chất khác. Mà không biết rằng, dạ dày của trẻ rất nhỏ, hệ tiêu hóa còn rất yếu, nếu khẩu phần ăn quá nhiều chất đạm, khiến dễ rối loạn tiêu hóa, gây phân sống, tiêu chảy, kéo theo suy dinh dưỡng, còi xương. Vì vậy, các bà mẹ phải hết sức chú ý cho trẻ ăn đúng nhu cầu cần thiết, tránh ăn quá nhiều chất bổ dưỡng.

Ăn dặm trước 6 tháng
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng quốc gia, thời điểm tốt nhất cho trẻ ăn bổ sung - ăn dặm là khi tròn 6 tháng tuổi (180 ngày). Lúc này, nhu cầu của trẻ tăng cao, sữa mẹ không đáp ứng đủ vì vậy cần bổ sung thêm thức ăn cho trẻ.
Nhưng nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm, sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng và việc ăn bổ sung sớm sẽ làm tăng gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Chính vì vậy, các mẹ nên cho trẻ ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Để trẻ dễ thích nghi, chế độ ăn nên được tuần tự từ các thức ăn lỏng như sữa, chuyển sang bột loãng, bột đặc rồi cháo và cơm.

Nguồn: bidvmetlife.com.vn
Sưu tầm: Bùi Ngọc Song