Những vắcxin phụ nữ cần tiêm trước khi mang thai

Ngày đăng: 22/05/2019 - 918 lượt đọc

Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, cúm, sởi - quai bị - rubella là những vắcxin quan trọng cần chích ngừa trước khi sinh con.

Mang thai là thời điểm nhạy cảm, hệ thống miễn dịch cơ thể hoạt động kém hơn so với bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn, đặc biệt nhiều bệnh thông thường cũng có thể tiến triển nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc, Phó khoa Xét Nghiệm Lâm sàng, Viện Pasteur TP HCM, nhấn mạnh để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé thì việc tiêm phòng cho người mẹ trước khi có bầu là điều rất cần thiết. 
Dưới đây là một số vắcxin quan trọng chị em cần chủ động chích ngừa, tiêm nhắc lại trước khi có thai:

Vắcxin ngừa ung thư cổ tử cung
Mỗi năm, Việt Nam có gần 4.200 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và hơn 2.400 ca tử vong. Đây là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44. Gần 100% nguyên nhân bệnh có liên hệ chặt chẽ đến virus HPV. Bệnh đang dần trẻ hóa, có những ca phát hiện ung thư cổ tử cung chỉ mới 14 tuổi.
Theo bác sĩ Minh Ngọc, ung thư cổ tử cung diễn tiến âm thầm, thường kéo dài 15-20 năm. Triệu chứng thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Do đó, nhiều trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bệnh nhân phải cắt bỏ một phần hay toàn bộ tử cung, tước bỏ quyền làm mẹ của người phụ nữ.
Hiện bệnh chưa có thuốc đặc trị, cách phòng ngừa bệnh đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm vắcxin ngừa virus HPV, cùng với tầm soát định kỳ nhằm phát hiện sớm điều trị kịp thời bệnh.
Lịch chủng ngừa chuẩn là 0-2-6 tháng. Tức là sau 2 tháng tiêm mũi một, chị em tiêm tiếp mũi 2 và sau 6 tháng  mũi một thì trích ngừa nốt mũi 3. Khoảng 3 tháng sau khi tiêm đẩy đủ vắcxin, chị em có thể có thai.
"Chị em có thể tiêm vắcxin HPV cùng các vắcxin khác, song nên tiêm tại những vị trí khác nhau. Vắcxin đạt hiệu quả cao nhất khi tiêm ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên", bác sĩ Ngọc cho biết.
Tại Việt Nam, vắcxin được chỉ định cho phụ nữ 9-26 tuổi, tốt nhất là 11 đến 12 tuổi.
Thủy đậu có thể lây từ mẹ sang con và gây bệnh thủy đậu bẩm sinh. Tỷ lệ lây từ mẹ sang con trong 3 tháng đầu thai kỳ là 0,4%. Trẻ có các biểu hiện khi sinh như các sẹo ngoài da, chi ngắn, đục thủy tinh thể hay chậm phát triển.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ 24 đến 48% nhiễm thủy đậu khi mẹ bị thủy đậu trong khoảng 4 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh. Tình trạng lây nhiễm này tác động đến các cơ quan nội tạng của trẻ, liên quan đến 30% trường hợp trẻ tử vong.

Sởi - quai bị - rubella
Sởi, rubella, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên. Bệnh rubella ở trẻ thường nhẹ, ít biến chứng, đối với phụ nữ mang thai thì hậu quả vô cùng nặng nề.
Thai phụ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai, thai chết lưu, hội chứng rubella bẩm sinh và nhiễm rubella ở trẻ khi chào đời. Bệnh rubella bẩm sinh gây các dị tật tim, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ sơ sinh, vàng da, xuất huyết, xương thủy tinh... Nhiều trẻ mắc đa dị tật.
Virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, phụ nữ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể bị sảy thai hoặc sinh con dị tật. Nếu mắc bệnh vào 3 tháng cuối của thai kỳ thì chị em dễ sinh non hoặc thai chết lưu.
Với người lớn, chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nên chích ngừa trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

Cúm
Bà bầu đặc biệt dễ bị tổn thương khi mắc cúm vì hệ miễn dịch suy giảm để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể người mẹ không thể tự chống lại bệnh cúm. Bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến viêm phổi và những vấn đề sức khỏe khác. Trường hợp thai phụ bệnh không nặng đến mức cần nhập viện thì em bé cũng dễ sinh nhẹ cân hoặc sinh non, đặc biệt nếu mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu.
Bác sĩ khuyên chị em nên tiêm phòng cúm trước khi có bầu ít nhất một tháng, chỉ cần tiêm một mũi. Phụ nữ mang thai mắc cúm thì nên đến bệnh viện sớm để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Thủy đậu
Mắc thủy đậu trong thai kỳ để lại những hệ lụy nghiêm trọng với phụ nữ mang thai, bào thai, trẻ sơ sinh. Phụ nữ bị nhiễm thủy đậu khi mang thai có 10% nguy cơ tiến triển viêm phổi. Nếu người mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ bị sảy thai rất lớn.
 

Nguồn: amp.vnexpress.net
Sưu tầm: Bùi Ngọc Song