Điều gì tiếp theo sẽ hỗ trợ người khiếm thị?

Ngày đăng: 11/11/2019 - 1365 lượt đọc

Sự phát triển của chữ nổi chuẩn hóa đã mở ra thế giới tri thức cho người khiếm thị trong thế kỷ 20, và bây giờ Hiệp ước Marrakesh - một thỏa thuận toàn cầu cho phép xuất bản các tài liệu ở các định dạng có thể tiếp cận được trao đổi tự do qua biên giới - là một bước đi quan trọng trong việc xóa bỏ những gì được mô tả như là “nạn đói sách” trong thế kỷ 21.

Khi cuộc thảo luận về hiệp ước được đưa ra tại Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) vào cuối những năm 2000, nó đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ đến từ các nhà xuất bản lớn ở Hoa Kỳ và Châu Âu. Tuy nhiên, với những nỗ lực không ngừng nghỉ của Hiệp Hội Người mù Thế giới (WBU), các quốc gia lớn đã phê chuẩn hiệp ước, dẫn đến sự điều chỉnh của WIPO tại Marrakesh Morocco, năm 2013. Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn hiệp ước năm 2014. Tuy nhiên, thời điểm quan trọng nhất là khi Hoa Kỳ phê chuẩn hiệp ước vào tháng 2 năm 2019, mở ra một kho tàng sách và tài liệu cho cộng đồng người khiếm thị trên toàn cầu.
Giáo sư Fredric Schroeder là một trong số nhiều người theo dõi sự kiện sát sao và vô cùng hân hoan khi thế giới, tuy hơi trễ nhưng cuối cùng đã đón nhận ý tưởng cung cấp sách ở các định dạng dễ tiếp cận cho người khiếm thị. Chủ tịch Hội Người người mù thế giới có trụ sở tại Washington DC gần đây đã nói với Deccan Herald rằng xóa sạch nạn đói sách là trận chiến đầu tiên trong nhiều trận chiến mà Hội đang phải đối mặt. 


Mặt trận lớn tiếp theo trong trận chiến đó là gì?
 Điều quan trọng tiếp theo là chế tạo ra màn hình chữ nổi mới với chi phí thấp hỗ trợ cho trẻ em ở các nước đang phát triển. Chúng ta đã mở cửa các biên giới và những cuốn sách đang được trao đổi, nhưng việc truy cập chúng vẫn còn là một thách thức lớn đối với trẻ em ở các nước kém phát triển. Màn hình hiển thị chữ nổi mới là cách tốt nhất để có thể kết nối với internet và truy cập tài liệu. Một số người nói rằng internet có thể không có sẵn ở nhiều quốc gia, nhưng điều đó không quá tệ. Vẫn có những không gian công cộng như thư viện nơi họ có thể truy cập internet.
Màn hình hiển thị chữ nổi đồng bộ hóa với văn bản hiển thị trên màn hình máy tính và tiếp tục làm mới khi văn bản trên màn hình thay đổi. Thiết bị này có giá gần 5000 đô la. Ý tưởng của chúng tôi là giảm giá thành nó xuống còn khoảng 300 - 400 đô la để họ có thể sử dụng trong một vài năm, sau đó bỏ đi và mua cái mới. Gần đây, trên thị trường có một loại màn hình chữ nổi xách tay giá rẻ có tên Orbit. Đó là bước đầu tiên để tạo ra các thiết bị như vậy có sẵn rộng rãi trên thị trường. 


Bạn đã hiểu về Hội Người mù thế giới như thể nào? 
Chúng tôi gồm các tổ chức của người khiếm thị từ các quốc gia khác nhau. Chúng tôi soạn thảo các chính sách phản ánh nhu cầu của người khiếm thị trên toàn thế giới. Các tổ chức vô chính phủ (NGOs) là đối tác quan trọng để đảm bảo các nhu cầu đó được đáp ứng ở các cấp địa phương, các vấn đề cơ bản bao gồm: tiếp cận giáo dục, việc làm và xóa bỏ các rào cản xã hội, làm sao để người khiếm thị làm chủ hoàn toàn cuộc sống. Ủy ban điều hành của chúng tôi và đại hội đồng trở thành bộ máy tập hợp tài liệu đầu vào và thực hiện các hoạt động khác của chúng tôi. Tất cả các kế hoạch của chúng tôi đều liên quan đến nhu cầu của từng quốc gia. 


Nhu cầu của một tổ chức toàn cầu của các bạn là gì? 
Chúng tôi đảm nhận các hoạt động mà các quốc gia riêng lẻ không thể tự thực hiện được. Hiệp ước Marakesh là một ví dụ điển hình. Chúng tôi cũng đảm bảo rằng những yêu cầu của người khiếm thị sẽ có trong Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng làm việc để đảm bảo rằng những chiếc xe điện tử khi di chuyển ở tốc độ cao vẫn không phát ra âm thanh sẽ phải đạt tiêu chuẩn âm thanh tối thiểu để người đi bộ khiếm thị có thể nhận ra chuyển động của chúng và giữ an toàn trên đường. Đã có 50 quốc gia chấp nhận tiêu chuẩn về âm thanh tối thiểu mà chúng tôi đưa ra. Vì một số nhà sản xuất ô tô trên tàu, nên các tiêu chuẩn đó sẽ có tác động rộng rãi hơn. Đây là những vấn đề cần sự can thiệp của quốc tế. 


Người khiếm thị gặp phải những thách thức nào để thích ứng với công nghệ thay đổi?
Với các tiêu chuẩn tiếp cận nhất định, có thể sử dụng công nghệ mới hơn. Chẳng hạn, với những chiếc xe tự lái, thật thú vị vì người khiếm thị có thể tự lái xe. Nhưng hiện tại chúng ta đang gặp những thách thức. Trong trường hợp một dịch vụ taxi như Uber triển khai xe tự lái, làm thế nào một người khiếm thị có thể nhận ra rằng chiếc xe đang ở trước mặt họ khi nhận được thông báo về sự xuất hiện của nó? Hiện nay, tài xế taxi sẽ xác định vị trí của họ. Với những vấn đề như vậy, chúng tôi làm việc để đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản được đưa ra để đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người. Ngoài ra, chúng tôi cũng quảng bá những thiết kế phổ biến của các sản phẩm như iPhone, có phần mềm hỗ trợ và không tốn nhiều chi phí vì nó được sản xuất đặc biệt cho người khiếm thị.

Theo Hiệp Hội Người mù thế giới (WBU)

Phạm Mai (dịch)