Những chính sách hỗ trợ tạo việc làm?

Ngày đăng: 17/05/2019 - 1047 lượt đọc

Những chính sách hỗ trợ tạo việc làm được triển khai tại Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020, cho những đối tượng là thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động di cư?

Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) trả lời:
Theo quy định tại Dự án 2: “Phát triển thị trường lao động và việc làm” tại Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 20/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được giao nhiệm vụ triển khai các hoạt động Hỗ trợ tạo việc làm cho các đối tượng là thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động di cư, cụ thể như sau:
* Hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên
- Khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh, thành phố, vùng kinh tế trọng điểm có đông lao động di cư đến và các địa phương có đông lao động di cư đi; Khảo sát tình hình lao động di cư tại các tỉnh giáp biên giới.
- Hỗ trợ lao động di cư tại Trung tâm dịch vụ việc làm:Tư vấn, cung cấp thông tin lao động, việc làm;Tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm;Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kỹ năng tìm việc, làm việc.
* Hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn
- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên tại các trường:Thông tin, tư vấn,tổ chức các hoạt động hướng nghiệp và xây dựng các tài liệu.
- Hỗ trợ thanh niên khởi sự doanh nghiệp: Hỗ trợ, tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡngkhởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp và xây dựng các giáo trình đào tạo.
- Hỗ trợ tìm việc làm cho thanh niên, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật:Định hướng, tư vấn, giới thiệu việc làm;Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng làm việc - tìm việc và tham quan, làm việc tại doanh nghiệp, tổ chức.
Năm 2018 là năm đầu tiên thực hiện thí điểm ký hợp đồng đặt hàng với các đơn vị có liên quan để triển khai thực hiệnhoạt động Hỗ trợ tạo việc làm, cụ thể: 22 Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (Hà Giang, Điện Biên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quản Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Tháp); 04 Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên (Hà Nội, Quảng Bình, Hồ Chí Minh, Cần Thơ); Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Hội Người khuyết tật Hà Nội.
Trên cơ sở đó, các đối tượng đối tượng là thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ nghèo nông thôn, lao động di cư khi đến với các đơn vị nêu trên sẽ trực tiếp đăng ký và hưởng các dịch vụ miễn phí: Tư vấn, giới thiệu việc làm; Tham gia các lớp đào tạo kỹ năng làm việc, tìm việc, lớp khởi sự doanh nghiệp; Buổi định hướng nghề nghiệp và các khóa đào tạo, tham quan tại doanh nghiệp.
Dự kiến năm 2019, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục triển khai hoạt động Hỗ trợ tạo việc làm thông qua việc ký hợp đồng đặt hàng với các Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên thuộc Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội, đoàn thể có liên quan khác.

Nguồn: Baodansinh.vn
Sưu tầm: Bùi Ngọc Song