Đôi khi, vì quá bận rộn nên bạn thường bỏ qua giờ ăn trong ngày, dẫn đến tình trạng "ăn vội ăn vàng" để tiếp tục những công việc đang còn dang dở. Vậy nhưng, thói quen ăn quá nhanh lại có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe không ngờ. Điển hình trong đó sẽ làm tăng cân mất kiểm soát và khiến hệ tiêu hóa của bạn bị tàn phá nghiêm trọng.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về một số tác hại của thói quen ăn quá nhanh để sửa đổi ngay từ bây giờ nhé!
Tăng nguy cơ béo phì
Việc ăn quá nhanh cũng có thể khiến bạn vô thức nạp vào cơ thể lượng thức ăn nhiều hơn so với mức quy định. Hậu quả là cân nặng sẽ tăng lên mất kiểm soát. Một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy, nguyên nhân gây ra bệnh béo phì thường là do không kiểm soát được tốc độ ăn và chế độ ăn uống của mình. Vì vậy, bạn cần sửa ngay thói quen ăn nhanh và cố gắng duy trì thói quen ăn chậm, nhai kỹ trong cuộc sống hàng ngày.
Thói quen "ăn vội ăn vàng" còn có thể gây khó tiêu và khiến hệ tiêu hóa của bạn chịu nhiều áp lực. Do dạ dày sẽ tiết dịch tiêu hóa nhiều hơn, từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến hiện tượng khó tiêu. Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhanh trong buổi tối thì nó còn gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
Khi bạn ăn nhanh, thức ăn sẽ không được nghiền nhỏ để đi vào dạ dày. Vô tình, các chất dinh dưỡng sẽ không có cơ hội được cơ thể hấp thụ như khi chúng ta ăn chậm, từ đó khiến bạn có ăn bao nhiêu cũng chẳng thu về được chất dinh dưỡng nào cho cơ thể của mình.
Nếu bạn ăn nhanh, dạ dày sẽ phải làm việc liên tục và các cơ quan tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo thời gian, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các bệnh về tiêu hóa, trong đó có cả bệnh về đường ruột. Vì vậy, hãy sửa ngay cách ăn uống kiểu này để tránh làm tổn thương đường ruột của mình.
Không chỉ gây hại dạ dày, việc ăn quá nhanh cũng có thể làm tăng lượng đường trong máu của cơ thể, từ đó làm gia tăng hàm lượng insulin và dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cách ăn này còn khiến bạn khó kiểm soát huyết áp và mỡ máu, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở vùng não bộ.
- Ngồi thẳng lưng khi ăn.
- Không cầm điện thoại hay xem máy tính khi ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ thức ăn.
- Không nên vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Tuân thủ giờ giấc ăn uống hợp lý, tránh ăn sai bữa, ăn gần sát giờ ngủ.
- Không ăn quá no, ăn dồn nhiều bữa một lúc.