Tham dự có, ông Phạm Viết Thu – Chủ tịch Hội Người mù Việt Nam; bà Đỗ Thị Huyền, Giám đốc Tổ chức Abilis; bà Tống Ngọc Thư Liên, đại diện Tổ chức MAIS tại Việt Nam; Ban Giám đốc, cán bộ, giáo viên Trung tâm và toàn thể học viên khóa học.
Khóa 88 được đào tạo với 2 hình thức trực tiếp và kết hợp trực tuyến gồm 7 lớp: 2 lớp sơ cấp nghề Xoa bóp bấm huyệt, lớp Tin học văn phòng, lớp Nghề Công tác xã hội, lớp Châm cứu, lớp Xoa bóp Chân – Xoa bóp Nhật Bản và lớp Lập trình web – Quản trị mạng. Trong đó, có 1 lớp Xoa bóp bấm huyệt dành cho cán bộ, hội viên khu vực Tây Nguyên do Tổ chức MAIS hỗ trợ và 1 lớp Xoa bóp bấm huyệt dành cho cán bộ, hội viên tỉnh Hà Giang do Tổ chức Abilis hỗ trợ.
Toàn cảnh buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm cho biết với chức năng, nhiệm vụ là đào tạo và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh thành hội Người mù trong cả nước, hơn 20 năm qua Trung tâm đã đào tạo được gần 10 nghìn lượt học viên là Người khiếm thị với nhiều loại hình khóa học khác nhau. Đặc biệt Trung tâm luôn quan tâm, hỗ trợ đào tạo đối với các tỉnh thành Hội vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn như: các tỉnh thành Hội ở vùng núi phía Bắc và các tình Tây Nguyên.
Thạc sĩ Phạm Xuân Trường, Giám đốc Trung tâm phát biểu tại buổi lễ
Tại buổi lễ bà Đỗ Thị Huyền, Giám đốc Tổ chức Abilis tại Việt Nam hy vọng thông qua dự án Đào tạo nghề Xoa bóp bấm huyệt dành cho cán bộ, hội viên tỉnh Hà Giang, các học viên sau khi học xong sẽ có công việc ổn định. Không chỉ vậy, chúng tôi cũng luôn mong muốn khi kết thúc dự án này, dựa trên nhu cầu và kết quả của dự án,hội có thể đề xuất các dự án hỗ trợ tiếp theo như: mở các cơ sở dịch vụ massage tại Hà Giang để tạo việc làm cho hội viên.
Bà Đỗ Thị Huyền, Giám đốc Tổ chức Abilis tại Việt Nam phát biểu tại buổi lễ.
Cũng tại buổi lễ học viên Nguyễn Thị Thanh Hải thay mặt cho toàn thể học viên khóa 88 phát biểu cảm nghĩ của mình và hứa sẽ chấp hành tốt nội quy, quy định của Trung tâm, nghiêm túc học tập, rèn luyện để không phụ lòng của các thầy cô dành cho mình và trở thành một người “tàn nhưng không phế” theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu dành cho những người khuyết tật.
Học viên Nguyễn Thị Thanh Hải thay mặt cho toàn thể học viên khóa 88 phát biểu cảm nghĩ.
Ngọc Song
Bình luận
Viết bình luận