Kính thông minh giúp người khiếm thị "nghe" được văn bản

Ngày đăng: 19/09/2018 - 1532 lượt đọc

Công ty Oton Glass của Nhật Bản đang phát triển một loại kính có khả năng chuyển đổi văn bản thành âm thanh. Chiếc kính thông minh này giúp những người khiếm thị hiểu được văn bản dù họ không nhìn thấy gì.

Nhờ có công nghệ tiên tiến này, những người không thể nhìn thấy hay có khuyết tật về mắt không còn phải lo lắng khi đối diện với những trang giấy đầy chữ là chữ nữa. Kính thông minh dịch văn bản thành âm thanh thông qua hai máy ảnh và một tai nghe, cả hai đều được cố định vào khung.

Một nửa của ống kính là một chiếc gương soi phản chiếu lại đôi mắt của người đeo kính vào chiếc máy ảnh đầu tiên – chiếc camera này có nhiệm vụ theo dõi chuyển động của mắt. Ngoài ra, một chiếc máy ảnh còn có thể phát hiện được những cái chớp mắt của người đeo kính, cái còn lại thì bắt hình ảnh của văn bản. Để sử dụng kính, người dùng phải nhìn chăm chú vào đoạn văn bản và chớp mắt để kích hoạt kính.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Raspberry Pi như là một chiếc máy tính của kính thông minh. Những dòng chữ sau khi được chụp lại sẽ được gửi đến hệ thống đám mây Raspberry Pi – chúng có nhiệm vụ xử lý văn bản, chuyển đổi nó thành âm thanh và phát qua tai nghe. Nếu hệ thống máy tính không thể xác định và chuyển đổi từ ngữ, hình ảnh sẽ được gửi đến một nhân viên từ xa có khả năng giải mã chúng.

kinh thong minh giup nguoi khiem thi nghe duoc van banKính thông minh có thể biến văn bản thành âm thanh (Ảnh: Internet)

Tờ The Verge lưu ý rằng kính Glass Oton rất giống với Google Translate, tuy nhiên Google Translate đòi hỏi người dùng phải kéo điện thoại và vuốt qua phần văn bản. Trong khi, Oton Glass dễ sử dụng hơn nhiều. Những người tạo ra chiếc kính thông minh này hy vọng sẽ giúp đỡ những người có khiếm khuyết về mắt, giống như trước đây mắt kính Peri đã chuyển đổi âm thanh thành ánh sáng cho những người gặp khó khăn khi lắng nghe.

Keisuke Shimakage - nhà thiết kế chính của Oton Glass đã bắt tay vào chế tạo kính thông minh vào năm 2012 để giúp người cha mắc phải chứng khó đọc của mình. Sau này, cha của ông đã hồi phục thị giác nhưng Keisuke Shimakage vẫn tiếp tục phát triển Oton Glass để giúp đỡ những người khác.

Hiện tại, Oton Glass đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ trang Campfire – một trang gây quỹ phiên bản của Nhật Bản, tương tự như Kickstarter. Những người ủng hộ có thể mua cặp kính với giá 5.000 yên (khoảng $ 47).

Kính thông minh không phải là ý tưởng quá mới mẻ, nhưng thật sự những chiếc kính tương tự ra đời trước đây chưa tạo nên một đột phá nào. Chúng hoặc là được tích hợp quá nhiều tính năng nên trở nên vô dụng, hoặc thì lại quá đắt để mua. Đây cũng là lý do mà kính thông minh Vaunt của Intel đã bị gỡ bỏ một số tính năng như máy ảnh, màn hình LCD và loa.

Nhưng trái lại, Oton Glass chỉ dành cho một đối tượng cụ thể - những người có khiếm khuyết về mắt và giá cả của nó cũng tương đối thấp. Điều này hấp dẫn những người khiếm thị vì chỉ phải trả một số tiền vừa phải để hiểu được những văn bản xung quanh mình.

                                                                                                                                                                         Theo Futurism/Khampha

                                                                                                                                                                               Hoàng Xuân Hạnh