Các bài tập thở tốt cho người bệnh COVID-19

Ngày đăng: 31/12/2021 - 976 lượt đọc

Các bài tập thở có thể giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn và làm giảm tác động của COVID-19 tới sức khỏe…

1. Lợi ích của bài tập thở với bệnh nhân COVID-19

Hầu hết những người nhiễm SARS-CoV-2 có thể hồi phục hoàn toàn trong vòng vài tuần. Các trường hợp nhiễm virus nghiêm trọng có thể mất một tháng hoặc lâu hơn để hồi phục...

Các nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng cho thấy, kỹ thuật thở chậm, sâu ngoài việc giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn, còn làm giảm căng thẳng, giúp người bệnh bình tĩnh hơn để ứng phó với bệnh tật.

Các bài tập thở có thể tạo ra cảm giác bình tĩnh, giảm căng thẳng - một phần rất quan trọng trong việc phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Triệu chứng của COVID-19 được biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Viêm phổi và đường hô hấp là những triệu chứng phổ biến gây khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện với COVID-19 nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Đối với người bệnh COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) hoặc hen suyễn từ trung bình đến nặng, có thể bị giảm dung tích phổi và khó thở, thì tình trạng khó thở có thể trầm trọng hơn đáng kể khi mắc COVID-19.

COVID-19 ảnh hưởng đến toàn bộ đường hô hấp, tiếp tục cản trở luồng không khí. Nó có thể kích hoạt các cơn hen suyễn và gây ra hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS).

Các bài tập thở sâu giúp làm sạch phổi và tăng cường chức năng phổi có thể đặc biệt có lợi cho những người mắc các bệnh này. Ngoài ra hít thở sâu còn giúp:

Đưa oxy vào sâu trong phổi, giúp loại bỏ chất nhầy và các chất lỏng khác.
Củng cố cơ hoành, một cơ hô hấp chính nằm dưới phổi
Tăng dung tích phổi bằng cách đưa oxy vào máu
Giúp người bệnh cảm thấy bình tĩnh hơn, đối phó với bệnh tật lâu dài và quá trình phục hồi.

2. Kỹ thuật thở có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng SARS-CoV-2 không?

Các bài tập thở không ngăn ngừa COVID-19 và không nên được sử dụng thay cho việc đeo khẩu trang, giãn cách hoặc tiêm chủng.

Các bài tập thở không ngăn ngừa COVID-19, nhưng chúng có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người bệnh và làm giảm căng thẳng cho người bệnh trong đại dịch này…

Tuy nhiên, các bài tập thở có thể giúp tăng cường phổi, làm giảm tác động của COVID-19 lên hệ hô hấp.

Các đánh giá cho thấy, các kỹ thuật thở, chẳng hạn như thở mím môi, làm giảm khó thở, cải thiện sự thông khí của phổi, loại bỏ carbon dioxide và không khí "ô nhiễm" từ phổi ra ngoài.

3. Bài tập thở tốt nhất nếu bạn bị COVID-19 cấp tính

COVID-19 là một bệnh đường hô hấp do SARS-CoV-2 gây ra. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), các triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 bao gồm:

Sốt, có hoặc không có ớn lạnh
Đau cơ
Đau đầu
Viêm họng
Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Mệt mỏi
Sổ mũi, ngạt mũi…

Hoặc người bệnh có thể có một trong các triệu chứng hoặc tình trạng sau:

Viêm phổi hoặc ARDS
Ho
Hụt hơi
Khó thở
Mất mùi, vị…

Ở những người bị COVID-19 cấp tính, các triệu chứng thường bắt đầu từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc và hết trong vòng 2 tuần. Một số người có các triệu chứng kéo dài, chẳng hạn như khó thở và mệt mỏi trong thời gian dài hơn.

Nếu bạn bị COVID-19, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu các bài tập thở. Nếu bạn bị khó thở khi nghỉ ngơi, nhịp tim không đều hoặc đau ngực, thì việc tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

Ngoài thở mím môi, các bài tập thở khác cũng có thể hữu ích trong khi phục hồi sức khỏe từ COVID-19. Ví dụ, thở cơ hoành sử dụng hơi thở sâu và chuyển động chậm, giúp cải thiện chức năng phổi và tăng dung tích phổi ở những người mắc COVID-19.

3.1 Thở mím môi (chúm môi)

Thở mím môi

Thở mím môi sẽ nhận được nhiều oxy vào phổi hơn so với thở bình thường; giúp đường thở mở lâu hơn bằng cách giảm số lần thở mỗi phút.

Thực hiện theo các bước:

- Thư giãn ở tư thế ngồi, thả lỏng cổ, vai…

- Hít vào từ từ bằng mũi và ngậm miệng lại (mũi sẽ làm ấm và làm ẩm không khí trước khi đến phổi. Thở vào bằng miệng không làm được điều này.)

- Thở ra bằng miệng chậm, sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào. Ví dụ: hít vào đếm 1-2, thở ra đếm 1-2-3-4. Trước khi thở ra, hãy mím môi lại như thể bạn đang huýt sáo, thổi nến, rồi thở hết không khí ở trong phổi ra từ từ.

- Cố gắng

- Lặp lại vài lần.

3.2 Thở cơ hoành (thở bụng)

Thở bụng (thở cơ hoành)

Có thể thực hiện bài tập này khi ngồi hoặc nằm:

- Thư giãn cơ mặt, cổ, hàm và vai.

- Đặt đầu lưỡi của bạn sau răng cửa trên.

- Giữ thẳng lưng và nhăm mắt lại.

- Hít thở bình thường trong vài phút.

- Đặt một tay lên ngực và một tay ở bụng dưới.

- Hít thở sâu bằng mũi, cảm thấy lồng ngực và xương sườn nở ra khi hít vào. Bụng phình ra.

- Thở ra, bụng nhẹ nhàng hóp lại.

- Hít thở chậm và sâu theo cách này từ 9 đến 10 lần.

4. Bài tập thở tốt nhất nếu bạn bị COVID-19 kéo dài

Nếu bạn đang sống với COVID-19 kéo dài, các triệu chứng có thể tiếp tục trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi nhiễm bệnh. Các triệu chứng này khác nhau nhưng có thể bao gồm:

Hụt hơi
Khó thở
Không có khả năng tập thể dục
Sương mù não
Ho
Giảm hoặc không có vị giác hoặc khứu giác
Đau nhức cơ hoặc khớp
Đau ngực
Đau đầu
Có thể sốt

Các bài tập thở có thể giúp cải thiện các triệu chứng của COVID-19 kéo dài. Chúng cũng có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng liên tục do các triệu chứng COVID-19 gây ra.

4.1 Thở kiểu ngáp và cười


Bài tập thở này giúp các cơ ngực mở ra, cho phép cơ hoành mở rộng hoàn toàn. Nó cũng làm tăng cường sức mạnh cho cánh tay và cơ vai.

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng lưng với tư thế thẳng.
Duỗi cánh tay ngang bằng vai. Lúc này bạn sẽ cảm thấy các cơ ở lưng căng ra.
Trong khi cánh tay ngang vai, hãy mở rộng miệng như thể bạn đang ngáp.
Đưa cánh tay trở lại đặt trên đùi và chuyển cái ngáp thành một nụ cười

4.2 Thở mím môi phát ra âm thanh

Tạo âm thanh ồn ào khi thở ra giúp tăng oxit nitric trong cơ thể, giúp xây dựng và sửa chữa hệ thống thần kinh, làm giãn nở các mạch máu và cho phép cung cấp nhiều oxy hơn đến khắp cơ thể. Nhiều bệnh nhân cho biết với âm thành này cảm thấy khá thư giãn.

Cách thực hiện:

Ngồi thẳng lưng với tư thế thẳng.
Đặt hay tay lên hai bên bụng dưới.
Giữ môi khép lại và nhẹ nhàng đặt lưỡi lên vòm miệng, hít thở sâu và chậm bằng mũi (bụng phình ra)
Thư giãn vai
Khi không khí đã vào đầy phổi, vẫn mím môi, thở chậm ra bằng mũi và phát ra tiếng "Hmm…" kéo dài. Hãy thoải mái tạo ra tiếng ồn thực sự ở bước này. Tay hạ thấp lưng xuống một cách tự nhiên
Lặp lại trong vài nhịp thở

5. Một số lưu ý

Nếu bạn đang sử dụng các bài tập thở để giúp phục hồi, đừng vội vàng. Bạn có thể phải bắt đầu từ từ và lặp lại nhiều lần trong quá trình chữa bệnh.

Về bản chất, bất kỳ hình thức tập thể dục nào giúp bạn thở nhanh hơn đều là một bài tập thở. Điều này bao gồm: Đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi lội hoặc bất kỳ hoạt động nào làm tăng nhịp tim và nhịp thở. Tập thể dục thường xuyên sẽ hỗ trợ sức khỏe phổi. Phổi khỏe là cách bảo vệ tốt nhất chống lại COVID-19.

Cần trao đổi với bác sĩ về thời gian tốt nhất để bắt đầu tập thể dục trở lại nếu bạn đang hồi phục sau COVID-19.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Sưu tầm: Ngọc Song


Bình luận

Viết bình luận


Thông báo - Sự kiện

Thực hiện kế hoạch tập huấn năm 2024, trong khuôn khổ chương trình Sáng kiến cây gậy trắng cho người mù Việt Nam do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát động,...

TẬP HUẤN KĨ THUẬT SỬ DỤNG GẬY ĐỊNH HƯỚNG TẠI ĐỒNG NAI 01-12-2024

LỄ BẾ GIẢNG LỚP PHA CHẾ ĐỒ UỐNG 17-11-2024

LỄ BẾ GIẢNG LỚP XOA BÓP BẤM HUYỆT VÀ LỚP CÔNG TÁC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM KHÓA 94 14-10-2024

Lễ bế giảng lớp tập huấn Kĩ năng Tin học văn phòng nâng cao 04-09-2024

TẬP HUẤN KỸ NĂNG TIN HỌC VĂN PHÒNG NÂNG CAO 26-08-2024