Chuyện Tình Cổ Tích Xuyên Biên Giới: Vì 1 Câu Nói, Chàng Kỹ Sư Úc Bỏ Việc Sang VN Kết Hôn Với Cô Gái Khuyết Tật

Ngày đăng: 26/09/2018 - 932 lượt đọc

Chuyện tình của chàng kỹ sư người Úc cùng cô gái Việt Nam, Nguyễn Thị Vân khiến nhiều người chắc hẳn phải thốt lên rằng “Nhân duyên thật sự diệu kỳ”. Với rất nhiều người khuyết tật Việt Nam cái tên Nguyễn Thị Vân (CTHĐQT trung tâm Nghị Lực Sống) đã không còn xa lạ gì. Câu chuyện về một người tên Vân,cô có một thân hình rất đặc biệt và dường như mọi sinh hoạt dù nhỏ nhặt nhất như tự mặc đồ, đi vệ sinh tắm rửa thì cô vẫn phải cần một người trợ giúp. Thế nhưng trí tuệ, tâm hồn và cả thái độ sống của Vân thì có lẽ những cô gái lành lặn cũng phải chào thua. Đây cũng là một trong những lý do vì sao một cô gái có thân hình không trọn vẹn vẫn có rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cô gái ấy đã đăng ký kết hôn với một người đàn ông người Úc, gốc Anh. Đó là một chuyện tình thật đẹp.Vân – nhân vật chính trong câu chuyện, chia sẻ về câu chuyện tình yêu của mình và ông xã Neil Bowden Laurence (người Úc gốc Anh). Họ quen nhau bắt đầu từ việc Neil Bowden Laurence thường xuyên vào like và comment những bức hình của Vân trên facebook. “Ban đầu mình không để ý lắm vì cũng nhiều bạn trên facebook. Những khi rảnh, mình để ý xem ai add facebook (kết bạn), ai hay like, comment. Một hôm mình thấy anh ý add thì accept (đồng ý), rồi vào nhắn tin cảm ơn vì đã add facebook, thế là từ ngày đó hai người chat với nhau”, Vân nhớ lại cách quen ông xã. Hằng ngày hai người chat với nhau qua facebook, vì Vân là một cô gái có vốn tiếng Anh tự học rất tốt. Cô cũng từng giành học bổng tại Úc mấy năm trước. Càng nói chuyện thì Neil càng nhận thấy sự thú vị ở cô gái này. Sau gần 11 năm ly hôn với vợ trước thì mọi cảm xúc yêu đương trong anh gần như vụt tắt, chính nhờ cô gái có thân hình đặc biệt như Vân khiến cho anh cảm thấy cuộc sống thêm thú vị – dù đây là một cô gái nhỏ bé, yếu ớt ngồi xe lăn và mọi sinh hoạt đều phải có người trợ giúp. Như các bạn đã thấy đấy, Vân là cô gái hài hước, một tâm hồn tinh tế và đặc biệt công việc đang làm giúp cho hàng triệu người khuyết tật Việt Nam có công ăn việc làm và sự lạc quan. Vân bảo mình là một cô gái sống chủ động và tự tin thế nên việc đi “thả thính” một ai đó là điều hết sức bình thường. Một ngày đẹp trời Vân chụp một bức ảnh kèm dòng chữ: “Đang uống trà một mình, ai rảnh thì qua uống cùng nhé”. Neil vào comment bảo: “Anh được không?” Vẫn trả lời: “Ok, qua Việt Nam đi, ngày nào em cũng pha cho uống.”

Điều đặc biệt trong câu chuyện tình yêu của hai người là kết hôn không cần đám cưới. Bất ngờ mấy tuần sau Neil đã mua vé máy bay qua Việt Nam chơi trong ba tuần liền. Neil sẵn lòng ở chung nhà cùng rất nhiều bạn khuyết tật khác trong trung tâm Nghị Lực Sống. Anh sống, cảm nhận, hỗ trợ Vân trong các sinh hoạt thường ngày mà không hề có chút ngại ngùng. Giống như các cặp đôi yêu nhau khác cả hai thấy hợp và bắt đầu tìm hiểu về đối phương rồi dần dần họ đến với nhau. Bay qua lại giữa Úc và Việt Nam một thời gian, Neil bất ngờ xin nghỉ công việc tại Úc để quyết định về Việt Nam ở bên cạnh người con gái mình yêu. Cả hai làm thủ tục kết hôn để sau này nếu Vân qua Úc du lịch hay học tập sẽ thuận tiện.Các bạn sẽ ngạc nhiên khi nghe câu chuyện tình đặc biệt này. Thế nhưng với những ai đã từng có dịp tiếp xúc hay làm việc cùng Vân sẽ thấy hết sức bình thường. Thậm chí sẽ nghĩ Neil là một phần thưởng xứng đáng mà cuộc sống đã ban tặng cho cô gái có vẻ đẹp tâm hồn như thế. Họ đã đồng hành cùng nhau hơn một năm nay. Đi đâu cũng có nhau và một cuộc sống hôn nhân như hầu hết các cặp vợ chồng bình thường khác. Mỗi ngày trôi qua với họ, dù như thế nào cũng là một niềm vui khi cùng nhau khám phá, thấu hiểu và cảm thông.Một vài tâm sự của 2 nhân vật chính và chuyện tình đặc biệt của họ mà hai người chia sẻ với Pv. Khi được hỏi: “Lý do gì để Neil bỏ Úc để theo bạn về Việt Nam?” Mình cũng không biết. Theo như anh ý bảo: “Ở với em vui. Mỗi ngày đều cảm thấy là 1 ngày mới, mình luôn có những ý tưởng mới, trải nghiệm mới làm anh ấy thích thú.” PV: Hai người thường xuyên có những bất hòa trong cuộc sống? Có nhưng không thường xuyên, tụi mình hay tranh luận và đã tranh luận thì kiểu gì cũng có trái chiều nhưng vì đều là người có hiểu biết và tôn trọng nhau nên không có gì căng thẳng cả. Cũng có những chuyện chưa phù hợp vì khác biệt văn hóa thói quen, nhưng sẽ ngồi lại sau đó để giải thích là tại sao lại như thế này mà không phải thế kia, cảm giác về chuyện đó thế nào? Nó ảnh hưởng tới người kia ra sao? Cùng nhau rút kinh nghiệm hoặc tìm giải pháp cho lần sau thôi. Ví dụ như Neil hay ngủ muộn vì thích xem Youtube, chơi game. Mình thì không thích anh thức khuya. Nhiều lần gọi đi ngủ nhưng cứ rề rà trì hoãn, nhiều lần thì cũng sẽ bực nhưng thay vì bực hay ra lệnh thì mình đổi chiều liên tục, như: “Neil ơi, giờ anh muốn em ôm ngủ hay chơi game? Em không ngủ được” kiểu gì anh cũng sẽ lò dò lại ngủ.

Không những thế khi PV hỏi: Về phía hai bên gia đình họ phản ứng sao? Tất cả mọi người đều rất vui, chị gái của Neil nhắn tin cho mình bảo: “Cảm ơn em đã làm cho cuộc sống của Neil trở nên phong phú.” PV: Trong mắt hai người đối phương còn lại là người như thế nào? Ở nhà Neil hay bảo mình là: “Bé ngốc, hay là gái hư.” Ra đường ai hỏi thì bắt đầu khoe vợ: “Vân thông minh lắm, lúc nào trong đầu cũng đầy ý tưởng và rất vui tính. Vân có nhiều học sinh và tạo việc làm cho rất nhiều người khuyết tật”…. Còn với mình Neil rất tình cảm, chăm chỉ, trẻ trung, hài hước, như kiểu đàn ông mẫu mực – trụ cột gia đình. PV: Thế bạn có cảm giác mặc cảm về bản thân khi biết mình không thể chăm sóc anh ấy như một người vợ bình thường. Không hề! Neil và mình vẫn cùng nhau đi chợ, anh ấy nấu, mình ngồi cổ vũ tinh thần. Hôm nào không thích nấu thì ra quán ăn hoặc là giúp việc nấu.

                                                                                                                                                                                         Theo Thế Giới Trẻ

                                                                                                                                                                                                             Phạm Mai (st)