Phục hồi chức năng cho người tàn tật

Phục hồi chức năng cho người tàn tật

Lê Danh Cát - Đồng Nai

Vì sao phải phục hồi chức năng cho người tàn tật ?

 

Khái niệm: Người tàn tật là người bị tổn khuyết hay dị dạng một hay nhiều bộ phận chức năng của cơ thể, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho việc sinh hoạt, học tập, lao động, gặp nhiều khó khăn vì vậy họ chịu nhiều thiệt thòi so với những người cùng hoàn cảnh, cùng lứa tuổi, tìm hiểu khái niệm trên ta đã thấy việc trả lại bằng các biện pháp phục hồi, bù trừ khả năng chức phận cho người tàn tật để giảm bớt khó khăn, thiệt thòi cho họ mang ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc như thế nào.

 

Tuỳ theo trình độ phát triển, mỗi nước có các quy định về tiêu chuẩn thương tật khác nhau ( có những nước chỉ cần bị cụt 1 ngón, tật khúc xạ, trí nhớ kém, nói nhiều... cũng được coi là người khuyết tật ) do đó việc xác định tỉ lệ, số lượng người tàn tật ở các quốc gia cũng có nhiều vấn đề chưa thống nhất, tuy nhiên theo các nguồn thống kê, ít nhất cũng  có tới 1-1,2% người tàn tật trên tổng số dân toàn thế giới. Do nhiều nguyên nhân: chiến tranh, nghèo nàn, lạc hậu...Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều người tàn tật  ( riêng hỏng mắt VN có tới 65.000 người, thế giời có từ 38 đến 45 triệu người mù )

 

Có rất nhiều dạng tật khác nhau, nhưng thông thường người ta chia người tàn tât ra 4 nhóm chính:

 

1- Tàn tật vận động gồm những người bị dị dạng, cụt liệt các chi, vẹo lệch cột sống... họ gặp nhiều khó khăn , bị suy giảm khả năng vận động.

 

2 - Tàn tật về ngôn ngữ gồm những người bị câm điếc, khuýêt tật cơ quan phát âm... họ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội.

 

3 - Thiểu năng trí tuệ, ( Chưa kể những người mắc bệnh tâm thần kinh), những người bị Daw, suy giảm trí tuê, gặp nhiều khó khăn trong tư duy, nhận thức

 

4 - Tàn tật cơ quan thị giác: Người khiếm thị.

 

Trong phạm vi bài này ta tìm hiểu sâu hơn về người bị tàn tật cơ quan thị giác ( người khiếm thị )

Thế nào là người khiếm thị ?

 

Khái niệm: Người khiếm thị là người bị suy giảm một phần hay tổn thương hoàn toàn cơ quan thị giác, bị mù hoàn toàn hoặc không nhìn thấy trong phạm vi  3 mét, không đếm được ngón tay trong phạm vi 1 mét họ bị hạn chế khả năng định hướng, khả năng vận động, gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội

 

Người mù nhận biết thế giới khác người sáng mắt ở điểm nào ?

-Người sáng mắt nhận biết thế giới thông qua 5 giác quan, chủ yếu nhờ cơ quan thị giác

- người hỏng mắt nhận biết thế giới thông qua 4 giác quan

( thính giác, xúc giác, khứu giác, vị giác...)

Những quan niệm của xã hội về người tàn tật:

 

* Những quan niệm trước đây

 

*     Phái duy tâm

Ở nhiều quốc gia, nhiều bộ tộc lạc hậu trước đây, người ta cho rằng người tàn tật, mù loà là do bị Thần thánh trừng phạt, số kiếp trời định, hoặc do hậu quả cách ăn ở của cha mẹ, ông bà từ những kiếp trước... Do quan niệm sai về nguyên nhân dẫn đến tật mù, nhiều bộ tộc đối xử với người mù rất tàn nhẫn, thậm chí cả người trong gia đình cũng bạc đãi, coi người mù là nỗi tủi hổ cho gia đình nên họ bị đem thả xuống sông, xuống biển, bỏ vào rừng cho sói, cọp ăn, hoặc bị coi như người chết chưa chôn.

 

Ngược lại, có phái duy tâm lại cho rằng: Trời phú cho người mù những tài năng đặc biệt, họ có giác quan thứ sáu, có khả năng tâm linh. Họ làm được nhiều việc mà người bình thường không làm được như tiên tri, bói toán, chơi nhạc…

 

Những người theo chủ nghĩa duy vật cũng có những quan điểm khác nhau:

 

Phái duy vật máy móc cho rằng, người mù không thể làm gì hơn các thao tác, các hoạt động giản đơn trần tục hoặc người mù chỉ nghe là chính (thính giác chiếm ưu thế tuyệt đôí), không cần trực quan, không cần thực hành, không cần lao động chân tay chỉ nên sử dụng khả năng nói, khả năng sử dụng ngôn từ trong tuyên truyền, thuyết giảng...

 

Rõ ràng do trình độ phát triển còn thấp kém, mọi người không hiểu rõ bản chất của tật mù, không nắm được khả năng bù trừ các chức năng của cơ thể, khả năng học tập, làm việc của người khiếm thị... nên trước đây, ở nhiều quốc gia trên thế giới, người ta đã tỏ ra bất lực trước những loại tàn tât nặng trong đó có tật mù, không biết giúp đỡ họ bằng cách nào nên cứ hễ bị mù là đành chịu dốt nát, đói nghèo chỉ còn cách đi ăn mày, ăn xin kiếm sống. Từ đó người mù bị coi như một tai hoạ khủng khiếp. Mù loà đồng nghĩa với những gì thấp hèn, tủi nhục.

 

*     Từ thời kỳ Phục hưng.

 

Những nhà xã hội học, các triết gia thời Phục hưng đã có cái nhìn đúng đắn hơn, dẫn đến thái độ đối với người tàn tật được cải thiện nhiều. Luật pháp Napoleon đã có những quy định thể hiện sự đối xử công bằng đối với người tàn tật, người mù như chấp nhận cho họ có quyền thừa kế và hôn nhân.

 

*     Quan niệm Mácxít.

 

Những người theo chủ nghĩa Mác cho rằng : Người mù là những người có khiếm khuyết (mất hẳn hoặc hầu hết) khả năng sử dụng thị giác. Họ có khó khăn nhất định trong sinh hoạt, học tập, giao tiếp. Những khó khăn đó tuỳ thuộc vào mức độ, nguyên nhân, đặc điểm thời gian, tuỳ thuộc vào các điều kiện khác của môi trường, xã hội, và mức độ tác động, vai trò các giác quan khác trong cơ thể.

 

Những luận cứ khoa học (giải phẫu sinh lý, tâm lý) đã khẳng định: sự phát triển tâm sinh lý của người khiếm thị cũng tuân theo những quy luật chung nhất của con người, qua các giai đoạn, các lứa tuổi. Kinh nghiệm thực tế cũng chứng minh những tài năng con người kể cả người mù có được đều phải trải qua rèn luyện trong, học tập, lao động, hoạt động giao tiếp chứ không thể tự xuất tiết ra được.

 

Dần dần cùng với những tiến bộ của các ngành khoa học kỹ thuật, ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới, nhận thức cả xã hội về người tàn tật ngày càng đúng đắn hơn, đời sống của người tàn tật cũng được quan tâm bằng nhiều chính sách tiến bộ. Ngày nay, cả thế giới đang khắc phục tình trạng người tàn tật, cải thiện tật mù bằng các hình thức Phục hồi, bù trừ  chức năng, đưa người tàn tật hoà nhập vào với cuộc sống chung của xã hội, nhiều người tàn tật, người mù đã được tạo điều kiện để học tập, có việc làm, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí. Có thể nói, bước đầu người tàn tật, người mù đã hoà nhập với cuộc sống chung của cộng đồng xã hội.

 

Thế nào là Phục hồi chức năng ?

 

Khái niệm:

 

Phục hồi chức năng cho người tàn tật là sử dụng những biện pháp tổng hợp về mặt y tế, khoa học, giáo dục và tập luyện,nhằm hạn chế hay loại trừ những khó khăn do tật nguyền, tạo cơ hội cho người tàn tật hoà nhập cộng đồng, thực hiện sự bình đẳng, và có cuộc sống hạnh phúc.

 

Nội dung và những hình thức phục hồi chức năng:

 

Phục hồi bằng phương pháp y học: Trước hết là cần phát hiện sớm nguyên nhân, mức độ tàn tật để có sự can thiệp kịp thời bằng các biện pháp y tế: Chẩn ®an, ®iỊu trÞ bằng thuốc thang, bấm huyệt, mổ xẻ, thay thế hoặc bổ sung các bộ phận khiếm khuyết...

 

Phục hồi sau y tế: (Phục hồi theo phương pháp xã hội học)

 

Năm nội dung cơ bản để phục hồi, bù trừ chức năng sau y tế :

 

1/ Phục hồi tinh thần, tâm lý, ý chí :

 

Trước hết là việc ổn định tâm lý, rèn luyện ý chí

 

Với trẻ bị tật bẩm sinh, khi còn bé, cần chăm sóc chu đáo như những trẻ em khác. Từ 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu có óc quan sát, biết so sánh giữa bản thân với các thành viên khác trong nhà, cha mẹ cần thường xuyên quan tâm đến những diễn biến tâm lý của các cháu. Bằng tình cảm thật sự thương yêu, phụ huynh phải dẫn dắt dần dần để trẻ hiểu được sự khác nhau giữa cháu và những trẻ cùng lứa, kịp thời an ủi, động viên để cháu không bị hụt hẫng, giải thích để cháu hiểu dù bị tổn khuyết một vài bộ phận của cơ thể nhưng nếu chịu khó học tập, rèn luyện thì chắc chắn có thể khắc phục được khuyết tật để sinh hoạt, học tập, lao động như những người bình thường khác.

 

Khi nhận thức được tật mù của bản thân, thì dù ở lứa tuổi nào, nguyên nhân gì, người hỏng mắt  cũng dễ bị sốc, mất thăng bằng về tâm lý, tự thấy mặc cảm, tủi hờn, tự cho rằng mình bị tật nguyền nặng, không còn làm được việc gì, muốn sống xa lánh xã hội... Đây là lúc rất cần được gia đình, người thân gần gũi, an ủi, động viên bằng những gương sáng của người tàn tật gần xa, tạo điều kiện giao tiếp ngày càng rộng để người tàn tật vượt qua giai đoạn khủng hoảng tất yếu, tránh suy sụp tinh thần, ổn định về tâm lý, bồi dưỡng tăng cường ý chí để phấn đấu vươn lên, càng lớn lên, gia đình càng phải tích cực hướng dẫn cháu luyện đi lại, tự phục vụ bản thân, tăng cường tập luyện thể lực cho thân thể khỏe mạnh, rèn luyện các giác quan còn lại thêm tinh nhạy, trí tuệ minh mẫn, không mắc thêm bệnh thứ phát, khuyến khích trẻ tham gia vui chơi giải trí, giao tiếp với bạn bè cùng lứa để trẻ ngày càng dạn dĩ, tự tin trước khi ra lớp học.

 

Đến tuổi đi học, gia đình cần liên hệ sớm với nhà trẻ, lớp mẫu giáo, thuyết phục để các cơ sở giáo dục chuyên biệt giúp đỡ học cụ, công cụ hỗ trợ, tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa,… để gia đình có điều kiện trang bị cho cháu những kiến thức cần thiết giúp cháu tự tin vào khả năng bản thân trước khi hòa nhập cùng các bạn ở nhà trường.

 

Trong giai đoạn này, đòi hỏi người tàn tật phải tự rèn luyện bằng việc tăng cường học tập về mọi mặt kiến thức nhất là học văn hoá, tăng cường tư duy, nhận định đánh giá các vấn đề, các hiện tượng, rèn luyện trí nhớ, khắc phục những nhược điểm người mù thường mắc trong tư duy như tự ti, mặc cảm, đa nghi, suy diễn phiến diện...

 

Trong quá trình phục hồi tâm lí , ý chí, việc tổ chức để người mù được tham gia các khoá học văn hoá, từ xoá mù chữ mức I, mức II đến các lớp bổ túc nâng cao kĩ năng sử dụng chữ Braille có ý nghĩa xã hội rất rõ rệt, người mù được học chữ, biết sử dụng chữ  nổi vào sinh hoạt, học tập, xử lý công việc hàng ngày không chỉ là niềm khích lê để bản thân người mù tự tin hội nhập với cộng đồng xã hội mà chữ Braille còn là phương tiện cơ sở để người mù tiếp thu kiến thức trên nhiều lĩnh vực khác: nâng cao học vấn, học nghề, tổ chức quản lý gia đình, quản lý tập thể,  người mù học chữ nổi đạt kết quả chính là bước đầu khẳng định vị thế bản thân trước gia đình, trước xã hội và các cơ quan chức năng địa phương

 

2/ Phục hồi về sức khoẻ, thể trạng:

 

Do tật mù gây khó khăn trong định hướng, người mù thường ngại  đi lại, ít hoạt động nên rất dễ sinh ra những  tật thứ phát: cơ bắp nhão, chân tay cử động vụng về, thiếu chuẩn xác, lệch cột sống, dung lượng phổi ít, thần kinh suy nhược, sức khoẻ kém, ít khả năng chịu đựng... vì vậy ngay từ lúc còn nhỏ gia đình cần tích cực hướng dẫn cháu luyện đi lại, tự phục vụ sinh hoạt bản thân, tăng cường tập luyện thể lực cho thân thể khỏe mạnh. Người bình thường đã cân vận động, tập luyện; người khuyết tật càng càng phải tự giác tập luyện, lao động để khắc phục các tật thứ phát. Khuyến khích trẻ tham gia vui chơi giải trí, giao tiếp với bạn bè cùng lứa để trẻ ngày càng dạn dĩ, tự tin.

 

Việc hướng dẫn để người mù tập luyện, tạo nhiều điều kiện về phương tiện vật chất để người mù  tham gia vận động, lao động để nâng cao sức khoẻ, rèn luyện sức chịu đựng bền bỉ là rất cần thiết. càng lớn lên, gia đình càng phải tích cực hướng dẫn cháu luyện định hướng, đi lại, tự phục vụ bản thân, dọn dẹp phòng ốc, chăm sóc nhà cửa, vườn tược, tăng cường tập luyện cho thân thể khỏe mạnh, rèn luyện các giác quan còn lại thêm tinh nhạy, trí tuệ minh mẫn, khuyến khích trẻ tham gia vui chơi giải trí cùng bạn bè đồng lứa, tham gia các hoạt động xã hội, ngày càng mở rộng giao tiếp với mọi người

 

Phục hồi khả năng định hướng:

 

Khái niệm : Định hướng là môn khoa học về phương pháp nhận thức sự vật, sự việc và môi trường (trong đó bao gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ) giúp ta làm chủ được sự việc, làm chủ  môi trường để có quyết sách, quyết định phương hướng đúng cho hành động hiệu quả

 

Người hỏng mắt chúng ta cần được định hướng trên cả 3 lĩnh vực:

 

- Định hướng trong môi trường, không gian sống để đi lại, di chuyển

 

( có bài học chuyên đề riêng )

 

- Định hướng chung trong cuộc sống hoạt động và công tác. ( bài tư duy tích cực nâng cao chất lượng cuộc sống )

 

- Định hướng trong lao động, việc làm (  vai trò hướng nghiệp, tạo việc làm  cho ngươì mù ).

 

3/ Phục hồi khả năng giao tiếp:

 

a - Giao tiếp là gì ?

 

Giao tiếp là cung cách cư xử, cử chỉ , tác phong, nói năng, ăn mặc... như thế nào để người chung quanh chấp nhận, để thích ứng với hòan cảnh và để thể hiện phẩm cách, trình độ văn hóa của mỗi con người

 

b -Vì sao phải giaotiếp?

 

Chủ nghĩa Mark coi con người là mối tổng hòa các quan hệ xã hội, Con người chỉ có thể thành người qua các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội. không có con người đứng ngoài xã hội và cũng không có xã hội nếu không có các cá nhân.

 

c - Những khó khăn của Người mù trong giao tiếp ứng xử:

 

Do gặp nhiều khó khăn trong định hướng, đi lại, do tính tự ti, mặc cảm, ít hoạt động, khả năng nhận thức môi trường tự nhiên, môi trường xã hội của người mù hạn hẹp, thiên lệch, chưa hiểu đủ về mình, về người khác, không quan sát được nét mặt, cử chỉ, thái độ của đối tượng để điều chỉnh, ứng xử... nên nhìn chung, giao tiếp xã hội của người mù còn nhiều hạn chế. Muốn giao tiếp tốt phải có tri thức trên nhiều lĩnh vực, nhất là những hiểu biết về tâm sinh lí,  phải có vốn từ ngữ phong phú, có cử chỉ tác phong, y phục phù hợp với hoàn cảnh ...

 

Là người khuyết tật, khi giao tiếp ít nhiều cũng gây sự chú ý của những người chung quanh, cho nên trừ khi ở trong nhà mình, ngoài ra người khuyết tật cần có đầu tóc, quần áo gọn gàng sạch đẹp. Lời nói, cử chỉ phải tỏ rõ được phẩm cách của con người có giáo dục : Từ tốn lễ phép, nói ít, nói nhỏ vừa đủ nghe, không gọi nhau í ới, đi lại nhẹ nhàng đúng luật giao thông, được người giúp đỡ nhớ nói cảm ơn, lỡ va vào người khác nhớ xin lỗi. Chuẩn bị sẵn khăn giấy, không khạc nhổ, vứt rác ra đường, không đứng nói chuyện giữa lối đi lại. Cầm gậy dò đường không khua khoắng lung tung. Có trẻ em đi theo giúp đỡ cần dặn dò kỹ để các cháu dắt dẫn đúng cách, vào nhà người khác vào cơ quan khi chờ người lớn làm việc, trò chuỵên, chỉ chơi ngoài sân ngoài hè không chạy chơi xa, nhất là không lục lọi đồ dùng, tủ sách, nghịch phá người khác.

 

Nếu dắt theo chó, nhớ rọ mõm, buộc dây vào cổ để chó không đi qúa tầm kiểm sóat của chủ, không để chó liếm vào chân tay người khác, đi bậy ra đường.

 

Về tâm, sinh lý của người khiếm thị biểu hiện trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày:

 

Do thời gian có hạn dịp, này ta chỉ tìm hiểu một số đặc điểm, thói quen thường gặp của người khiếm thị để tránh những va vấp đáng tiếc trong hoạt động, giao tiếp

 

Những ưu thế trong tâm sinh ly người khiếm thị:

 

Nhìn chung nhiều người mù rất khổ tâm vì không đóng góp được gì, chỉ ăn nhờ, ở đậu, là gánh nặng cho gia đình, xã hội. nên họ rất kiên trì chịu đựng, khắc phục khó khăn trong đời sống và sinh hoạt.

 

Trừ số ít có điều kiện khá giả, cam chịu sự cưu mang của gia đình, còn phần lớn người mù đều khát khao có công việc phù hợp với khuyết tật mắt để tự lao động kiếm sống, thóat ra khỏi sự lệ thuộc.

 

Người mù rất ham hiểu biết, muốn vươn lên học tập, muốn sớm hòa nhập vào cuộc sống chung, vì vậy gia đình, cán bộ hội và xã hội, phải có trách nhiệm giúp đỡ cho họ có điều kiện vươn lên làm chủ bản thân, ổn định cuộc sống.

 

Người mù dễ tập trung tư tưởng

 

Do ít bị tác động, ít bị phân tán bởi những yếu tố khách quan, nhiều thì giờ suy nghĩ nên khi lao động, học tập, người mù thường tập trung tư tưởng hơn, tư duy sâu vào công việc..

 

- Do tập trung cao, tư duy sâu nên nhiều người mù có trí nhớ tốt,  khả năng tiếp thu được nhiều dạng kiến thức. Nếu biết vận dụng kiến thức, phát huy những ưu điểm trên vào sinh hoạt, học tập, lao động...thì nhiều người mù có thể đóng góp xứng đáng cho xã hội.

 

Người mù rất khát khao tình cảm

 

+ Phần không tích cực:.

 

Đặc điểm thường gặp nhất ở người mù là tự ti, mặc cảm ( tự cho mình là nhỏ bé, bất lực.)  Nhiều người mù nhất là ở nông thôn, vùng xa, miền núi rất ngại tiếp xúc với người lạ, người sáng, ngại ra chỗ động người

 

Dễ xúc động, mủi lòng.

 

Dễ bị kích động,

 

Hay định kiến,

 

Đa nghi

 

Dễ miên man, suy diễn, phiến diện ( hiểu, suy nghĩ 1 chiều, một mặt không phân tích tổng hợp khái quát nên gọi là phiến diện)

 

-  Không muốn cho mọi người biết mình là mù (không muốn đeo kính, dùng gậy để đi lại)

 

Dễ có biểu hiện tự cao,tự đại :  (do ít tiếp xúc với các tầng lớp khác, ít biết ngưỡng tri thức của người khác so với mình nên buổi đầu sau khi được sống tập thể, được học chữ, biết đọc biết viết, nhiều người mù rất huyênh hoang tỏ ra ta không kém ai. Tưởng rằng học được chữ Braille sử dụng được vài phần mềm trên máy vi tính là cái gì cũng làm được.)

 

-   Một số người mù do phải lăn lộn kiếm sống ở những môi trường thiếu lành mạnh, thường có một số biểu hiện tự do vô kỷ luật, không phân biệt trên dưới

 

-   Những người có chút công lao dễ công thần, kiêu ngạo.

 

-   Thích làm nổi (chơi trội ), do không kiểm soát được những hành vi không đẹp mắt, phát biểu thường trùng lắp, nói những điều mà người khác nói rồi.

 

Tìm hiểu những nội dung trên, để mỗi người mù phải luôn tự xác định trách nhiệm của  mình với bản thân , với gia đình và tập thể, xã hội, phát huy những ưu thế tâm sinh lý, khắc phục những nhược điểm, thói quen không phù hợp, tích cực học tập, lao động, hoạt động, rèn luyện để ngày càng nâng cao tri thức, năng lực ngày càng mở rộng khả năng giao tiếp để đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Anh chị em cán bộ công tác trong hội phải hiểu là tuy người mù tiếp thu, sử dụng ngôn ngữ có tốt nhưng nếu dùng nhiều khái niệm trừu tượng thiếu "trực quan", Thiếu miêu tả giải thích rõ ràng thì rất dễ có hiện tượng ngôn ngữ hình thức, nói mà không hiểu bản chất từ ngữ.  Có hiểu  điều đó, khi cung cấp thông tin cho người mù, ta cần tạo nên những hình ảnh chính xác, hình tượng cụ thể, tránh những mô tả sự vật mơ hồ, ngôn ngữ sáo rỗng ( đẹp tuyệt, xấu vô cùng, cao lắm... )

 

4/ phục hồi chức năng trong sinh hoạt cá nhân, trong việc tổ chức sắp xếp cuộc sống hàng ngày (trước đây goi là khả năng tự phục vụ).

 

Với nhiều người, bằng bản năng, bằng tìm hiểu, quan sát hàng ngày, có thể tự hình thành thói quen trong mọi sinh hoạt cá nhân. Những người mù bẩm sinh, người mù sống trong các gia đình ít được quan tâm, chăm sóc, rất cần được bạn đồng tật, thầy cô giáo giúp đờ, hướng dẫn để họ có những  hiểu biết tối thiểu làm cơ sở cho việc tập luyện hình thành thói quen đúng, thành kĩ năng tự chăm lo cho mọi sinh hoạt hàng ngày của cá nhân. từ việc vệ sinh thân thể, giặt giũ, quét dọn, nấu nướng tự phục vụ; những lao động giản đơn trong nhà ngoài vườn, đến những hoạt động, lao động ngày càng phức tạp có phạm vi không gian rộng lớn ngoài xã hội

 

5/ Phục hồi chức năng bằng hướng nghiệp và lao động,

 

Trong xã hội, mọi người , kể cả những người giầu có, đầy đủ  vẫn có nhu cầu lao động

 

Với người hỏng mắt, có việc làm phù hợp, ngoài ý nghĩa kinh tế là sản xuất ra của cải để đáp ứng nhu cầu vật chất, còn mang nhiều ý nghĩa xã hội, nhân văn sâu sắc:

 

- Việc làm tạo điều kiện để họ thóat ra khỏi sự lệ thuộc vào gia đình và xã hội, vươn lên thực sự bình đẳng, hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng,

 

- Tham gia hoạt động, lao động là phương tiện để họ phục hồi chức năng toàn diện là kết quả cuối cùng của phục hồi chức năng (Nâng cao thể chất, rèn luyện các giác quan, tinh thần, trí tuệ, ý chí v.v…)

 

Rõ ràng nếu nhìn theo những góc độ này, việc làm cho người khiếm thị còn mang ý nghĩa của sự giải phóng, ý nghĩa khoa học rõ rệt.

 

Trong quá trình lao động, do phải sử dụng phối hợp nhiều giác quan, được rèn luyện bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần nên các giác quan của người mù hoạt động hữu hiệu hơn, nhạy cảm hơn, phân biệt cảm xúc rõ rệt hơn. Cũng cần chú ý nhắc nhở anh chị em người mù, giữ gìn cac giác quan cho tốt để vận dụng nó trong suốt cuộc đời. Vì dù các giác quan phát triển tinh nhạy đến đâu thì khả năng hoạt động chung của người mù cũng còn rất nhiều hạn chế so với người bình thường. Việc tạo điều kiện để đền bù các chức phận khác của cơ thể cho người hỏng mắt là việc tự nhiên của mỗi cá nhân nhưng để phối hợp các hình thức phục hồi chức năng cho người hỏng mắt, muốn hay không cần phải có tổ chức, có phương tiện, có sự thống nhất quản lý mang tính chất Nhà nước, từ vi mô đến vĩ mô, có sự hợp đồng tac động của nhiều cơ quan. Đặc biệt là ngành TBXH, giáo dục, Y tế… nhằm tạo cho người mù có những điều kiện tối thiểu, phát huy khả năng tiềm ẩn, xác lập vị thế, thực hiện lời dạy "Tàn nhưng không phế" của Hồ Chủ Tịch

 

Nhận thức được tầm quan trọng này, từ trong gia đình, tập thể việc hướng nghiệp, dạy nghề, tìm việc làm phù hợp khuyết tật mắt để cải thiện đời sống cho người mù là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong công tác chăm lo đời sống. từ lúc còn nhỏ sống với gia đình cho đến lúc tưởng thành sống trong tập thể, người mù cần được tạo nhiều cơ hội tiếp xúc với sự vật, hiện tượng, môi trường bằng các giác quan còn lành khác, đây chính là yếu tố quan trọng để người mù hình thành khái niệm, hiểu biết đầy đủ về bản chất, sự vật hiện tượng, dựa trên những tri giác cụ thể để họ phân tích, khái quát hiện tượng, sự vật. "trăm nghe không bằng một thấy", "trăm hay không bằng tay quen". rõ ràng không phải nhờ có lực lượng thần bí trời phật nào bù đắp cho người mù để tạo nên sự công bằng theo quan niệm của nhiều người " có tật, có tài "mà chính nhờ phải sử dụng nhiều, được rèn luyện bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần nên các giác quan của người mù hoạt động hữu hiệu hơn, nhạy cảm hơn, phân biệt cảm xúc rõ rệt hơn. Nếu không được sự phản ảnh của thực tế thường xuyên nhiều trẻ mù không ý thức được bệnh tật của mình nên vẫn ươc mơ lớn lên sẽ trở thành, lái xe, danh thủ bóng đá, nhà quay phim, thậm chí muốn thành phi công du hành vũ trụ.

 

Trong quá trình dạy nghề, (dù là bó chổi, đan giỏ, kỹ thuật xoa bóp bấm huyệt hay công nghệ thông tin,)người hướng dẫn không được nóng vội vì đông tác thao tác của người mù còn  chậm chạp, vụng về, lóng ngóng, thiếu chính xác, các động tác thực hành phải được tập đi tập lại nhiều lần theo tinh thần cầm tay chỉ việc: Hướng dẫn từ từ, rõ ràng, đầy đủ, chính xác, đúng qui trình. Phải thận trọng nhắc nhở nhiều lần tỉ mỉ, chu đáo khi rèn luyện kỹ năng, tận dụng các khả năng phục hồi, bù trừ của các giác quan để hoạt động ngày càng phong phú hiệu quả.

 

Khuyến khích họ tự tập luyện một mình để từng bước thành thạo kỹ năng thao tác trước khi có thể tự độc lập đảm nhiệm công việc. Giúp đỡ cho người  mù thiết thực nhất chính là bằng các hình thức phục hồi chức năng tại cộng đồng thông qua các mặt sinh hoạt, học tập, lao động, hoạt động... hàng ngày.

 

Những phương thức phục hồi chức năng.

 

Có 2 phương thức phục hồi chức năng:

 

1/ Thực hiện phục hồi chức năng cho người tàn tật trong các trung tâm, các cơ sở nuôi dưỡng tập trung, các trường chuyên biệt ( trường phổ thông đặc biệt dành cho người tàn tật ).

 

Đây là phương thức cổ điển, vẫn tồn taị ở nhiều nược Tây âu, ở Pháp, phi lippin... Phương pháp này có một số thuận lợi vì những cơ sở tập trung thường có môi trường học tập thuận lợi, phương tiện, học cụ, tập hợp nhiều chuyên gia giáo dục tật học hàng đầu...  tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm rất cơ bản:  trước hết là rất tốn kém chi phí, không thể đáp ứng được nhu cầu phục hồi chức năng cho nhiều người tàn tật, thứ hai là không tạo được nhiều điều kiện cho người tàn tật sát

Sưu tầm: Văn Triệu